• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Xã hội

Người Bình Định ở Trường Sa

Người Bình Định ở Trường Sa không nhiều. Nhưng tất cả họ đều đang hòa mình vào tập thể cán bộ, chiến sĩ và người dân đảo xa, góp sức mình để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung tuần tháng tư vừa qua, tôi được vinh dự tham gia Đoàn công tác của Bộ TT&TT đến với Trường Sa. Con tàu mang số hiệu HQ 561 đã thực hiện chuyến hải trình hơn 1.000 hải lý về với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Đá Lớn A-B-C, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Cô Lin, Trường Sa Đông, Đá Tây, Đá Lát, nhà giàn DK1-16, DK1-17 Phúc Tần.

Phút chào cờ thiêng liêng của các chiến sĩ, nhân dân và thành viên đoàn công tác của Bộ TT&TT trên đảo Sinh Tồn.

Người xứ Nẫu nơi đảo xa

Trong cuộc trò chuyện với những người lính đảo, việc vô tình phát hiện ra một giọng “nẫu” đặc sệt khiến tôi vui mừng vô kể. Anh là Trung úy Đặng Thành Trân, ở phân đội 1, Cụm chiến đấu 1, Đảo Nam Yết, Lữ đoàn 146, quê ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn. Nhưng có lẽ niềm vui của tôi khiêm nhường hơn nhiều so với niềm vui, hạnh phúc của một người lính đảo gặp được đồng hương. Vậy nên, sau giây phút nhận ra nhau, Trung úy Trân nhanh chóng hỏi thăm về gia đình, công việc và những đổi thay của quê hương Hoài Nhơn, Bình Định. Anh cũng không quên kể cho tôi nghe về công việc và cuộc sống của anh trên đảo.

Anh kể cho tôi nghe về hòn đảo mình đang làm nhiệm vụ bằng giọng đầy tự hào: “Đảo Nam Yết nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Sơn Ca khoảng 13 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm giữ trái phép khoảng 11 hải lý về phía Nam, cách đảo chìm Ga Ven do Trung Quốc chiếm giữ khoảng 7 hải lý về phía Đông. Đây là hòn đảo nằm ở vị trí trung tâm của quần đảo Trường Sa. Trước đây, Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng Nam Yết là đầu não chỉ huy, thủ phủ của lực lượng hải quân trên quần đảo Trường Sa. Chính vì vậy công tác huấn luyện, chiến đấu bảo vệ giữ vững chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại đây”.

Hôm sau, đoàn dừng chân ở đảo Sinh Tồn. May mắn lại đến với tôi lần nữa khi đồng chí Trịnh Công Lý, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn cho biết có một gia đình Bình Định đang sinh sống tại đây. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Hạnh, sinh năm 1985, quê ở thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát.

Trung úy Đặng Thành Trân (giữa) quyết tâm bám biển, đảo quê hương.

Nghe tôi chào, anh Hạnh đã nhận ngay ra người cùng quê. Sau cái bắt tay, đôi lời hỏi thăm, chúng tôi thân nhau hơn. Cả buổi sáng hôm đó, anh dẫn tôi tham quan đảo. Đi dọc dãy bờ kè chắn sóng kiên cố, anh giới thiệu cho tôi nhiều công trình dân sinh trên đảo như chùa, trường học, trạm khí tượng thủy văn, hệ thống điện gió, điện mặt trời… Vào sâu hơn trong đảo, theo con đường rợp những bóng bàng vuông, phong ba, cây chà… là cột mốc chủ quyền thiêng liêng, trụ sở UBND. Kia là ngôi trường khang trang được xây dựng theo chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ học bổng Vừ A Dính. Ngay cạnh trường là ngôi chùa nhỏ với bàn thờ Phật, thờ Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bia ghi danh 64 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Cùng với đó là những ngôi nhà kiên cố, xinh xắn treo cờ Tổ quốc, những dàn khổ qua, bầu, dưa leo trĩu quả trước hiên nhà hay vườn rau xanh mướt.

Nghe tôi tò mò về lý do vợ chồng anh rời quê nhà ra đảo sinh sống, ánh mắt anh sáng lên, hồ hởi. Anh kể: “Tôi từng đi nghĩa vụ quân sự ở Trung đoàn 95, Sư đoàn 2 (tỉnh Đak Lak). Ra quân, tôi đi học Trường Quân sự Quân khu 5 (TP Đà Nẵng) rồi về quê lập nghiệp và xây dựng gia đình. Sau đó, tôi tình nguyện ra đảo sinh sống để bám đất, bám biển giữ chủ quyền Tổ quốc. Ban đầu gia đình tôi cũng can ngăn nhưng rồi khi nghe tôi giải thích đã ủng hộ”.

Giờ đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của gia đình anh cũng như các hộ dân khác đã được nâng cao. Họ có thể theo dõi thông tin trên ti vi, sách báo. Sóng điện thoại phủ khắp nơi, tiện cho việc liên lạc với đất liền. Hàng ngày, anh Hạnh đi đánh cá. Đánh được bao nhiêu, anh mang về chia cho các thầy giáo, chiến sĩ và dự trữ một phần cho những mùa mưa bão. Vợ anh ở nhà nuôi con nhỏ vừa 19 tháng tuổi, chăm sóc vườn rau nhỏ xanh um những giàn bầu, khổ qua, dưa leo…

Anh Hạnh và con gái-những người dân trên đảo Sinh Tồn quê Bình Định.

Quyết tâm bám đảo

Hai người Bình Định tôi gặp, mỗi người một hoàn ảnh, một nhiệm vụ nhưng đều chung một quyết tâm bám đảo để giữ vững chủ quyền của đất nước. Các anh cùng chia sẻ, khó khăn lớn nhất hiện nay không phải là chuyện xa gia đình, xa đất liền hay thiếu nước, thiếu điện… mà chính là các động thái do thám, gây hấn của các nước có tham vọng tại Biển Đông. Với truyền thống anh hùng, bất khuất của những người con quê hương anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, những người lính, người dân Bình Định vẫn luôn sát cánh cùng với các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa vượt gian khổ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng trời, vùng biển đảo quê hương.

Dù còn đôi chút băn khoăn, lo lắng cho người vợ và đứa con nhỏ cũng như cha mẹ già ở quê nhà nhưng anh Trân vẫn luôn vững lòng trước giông bão bởi sự động viên của gia đình. Như để khẳng định với tôi một lần nữa, anh cười hiền mà nói rằng: “Người đất Võ là không bao giờ khuất phục trước khó khăn, thử thách”. Đó không chỉ là ý chí quyết tâm của anh mà của tất cả các chiến sĩ trên đảo. Họ trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

HUY PHÚC

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Thêm 3 điểm tái định cư  (24/5/2014)  
Kiểm tra, rà soát hệ thống cầu treo, cầu dân sinh  (24/5/2014)  
Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ và binh phu Hải đội Hoàng Sa  (24/5/2014)  
Xe máy điện phải đăng ký biển số từ 1.6  (23/5/2014)  
Giảm 10% giá vé tàu cho thí sinh và người thân  (23/5/2014)  
Nắng nóng lên đỉnh điểm trong ngày 23.5, nhiều nơi hơn 40 độ  (23/5/2014)  
Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá  (22/5/2014)  
Chi trả thêm 1 tháng học bổng cho học sinh dân tộc nội trú  (22/5/2014)  
Gần 32 triệu đồng ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”  (22/5/2014)  
Hội nghị thường niên các tổ chức phi Chính phủ Na Uy tại Việt Nam 2014  (21/5/2014)  
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
Merry Land: Dự án tổ hợp du lịch giải trí hàng đầu châu Á tại Quy Nhơn
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Trường Đại học Quang Trung
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang