• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Xây dựng Đảng - Chính quyền

Ðột phá từ số hóa hồ sơ người có công

Số hóa hồ sơ người có công là giải pháp hữu hiệu để Sở LÐ-TB&XH lưu trữ hồ sơ, phục vụ đắc lực cho yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu.

Sau hơn 40 năm giải quyết chính sách ưu đãi cho người có công (NCC) với cách mạng, đến nay, Sở LĐ-TB&XH đang lưu trữ trên 170 ngàn hồ sơ, tài liệu của NCC. Đây là loại hồ sơ có giá trị đặc biệt và sử dụng vĩnh viễn, nhưng toàn bộ đã rất cũ, dễ bị hư hỏng do thời gian lưu trữ khá lâu và được khai thác sử dụng nhiều lần.

Dễ hư hỏng, khó lưu trữ

Hồ sơ, tài liệu NCC ở dạng giấy với nhiều chủng loại giấy khác nhau, được lưu trữ bằng hình thức truyền thống như lâu nay, chịu sự tác động lớn về thời tiết, khí hậu và dần bị “lão hóa” theo thời gian.

Theo Phó Chánh Văn phòng phụ trách Văn phòng Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Ánh Nguyệt, do hồ sơ tài liệu NCC lưu trữ ngày càng nhiều, việc tìm kiếm thủ công sẽ ngày càng mất thời gian và khó khăn hơn. Vì vậy, ngoài việc lưu trữ hồ sơ giấy trong kho, còn cần lưu trữ dưới dạng file ảnh nhằm tăng tính an toàn cho hồ sơ và hạn chế khai thác trên tài liệu gốc để tăng cường bảo vệ hồ sơ tài liệu NCC, tránh rách nát và thất thoát tài liệu ngoài ý muốn.

 Việc số hóa hồ sơ lưu trữ NCC là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

“Tuy nhiên, với cách quản lý như hiện nay chưa có sự gắn kết giữa hồ sơ tài liệu trên giấy và trên file ảnh, khiến việc khai thác gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc thường xuyên khai thác hồ sơ tài liệu gốc sao chụp như hiện nay sẽ dẫn đến hồ sơ tài liệu NCC cần bảo quản vĩnh viễn dễ nhàu nát không đảm bảo lưu trữ được lâu dài. Trước tình hình đó, đòi hỏi cần xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ hồ sơ NCC để quản lý, sử dụng khai thác hồ sơ lưu trữ một cách hiệu quả”, bà Nguyệt chia sẻ.

Từ đó, có thể thấy việc số hóa tài liệu lưu trữ NCC là rất cần thiết để bảo vệ hồ sơ tài liệu gốc khỏi bị hủy hoại do tác động của lý hóa trong quá trình sử dụng lâu dài, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng chính sách. Điểm mấu chốt để đáp ứng nhu cầu này là làm thế nào để xử lý khối lượng hồ sơ tài liệu lưu trữ NCC ở dạng giấy thành dạng “tài nguyên mạng” mà vẫn giữ được thông tin trên giấy tờ. Vì vậy, Sở LĐ-TB&XH đã chọn giải pháp tối ưu là số hóa hồ sơ tài liệu NCC với cách mạng.

Lợi nhiều bề

Từ ngày 1.10.2017, Sở LĐ-TB&XH bắt đầu chuyển đổi dần việc khai thác tài liệu lưu trữ ở dạng giấy sang khai thác dạng file điện tử, giúp cho việc khai thác cung cấp thông tin được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Phương pháp tiến hành là khảo sát xác định từng loại hồ sơ để xây dựng phần mềm quản lý. Sau đó nhập dữ liệu và scan toàn bộ hồ sơ vào phần mềm quản lý.

 

“Cùng với chủ trương của Bộ LÐ-TB&XH về xây dựng cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, đồng bộ và quy chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thông tin về hồ sơ NCC là công cụ hữu ích, góp phần thực hiện việc quản lý, khai thác, giải quyết chính sách ưu đãi NCC nhanh chóng, hiệu quả hơn. Qua đó, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước bằng ứng dụng công nghệ mới, hướng đến hòa nhập với xu thế hiện đại hóa nền hành chính, xu thế của Chính phủ điện tử”.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH NGUYỄN MỸ QUANG

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hùng, việc số hóa hồ sơ NCC là cần thiết, nhưng cần chuẩn hóa quy trình thực hiện lâu dài, dễ sử dụng. Do nguồn kinh phí thực hiện lớn, nên yêu cầu trước mắt cần thực hiện thí điểm ở lượng hồ sơ nhất định, đánh giá chất lượng, hiệu quả rồi mới tiếp tục hoàn thiện. Hơn nữa, việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện phân kỳ từng năm sẽ khả thi hơn, dự kiến kéo dài khoảng 4 năm. “Việc phân kỳ cần được chia theo tần suất sử dụng, hồ sơ nào dùng thường xuyên thì thực hiện trước, ít sử dụng thì sao chụp và lưu trữ sau, hồ sơ nào bị hư hỏng nhiều phải được ưu tiên”, ông Hùng lý giải.

Qua 2 năm (2017 - 2018) thực hiện số hóa hồ sơ NCC, đến nay Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng xong phần mềm quản lý hồ sơ NCC. Đồng thời, tiến hành chuẩn hóa hồ sơ và nhập vào phần mềm quản lý 32.193 hồ sơ liệt sĩ; 4.379 hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và 3.022 hồ sơ bệnh binh. Hiện còn 131.064 hồ sơ chưa được chuẩn hóa để nhập vào phần mềm quản lý.

Trước mắt, việc triển khai thực hiện thuận lợi, hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ NCC bảo quản an toàn tài liệu, tránh mất mát, thất lạc và hạn chế thấp nhất hư hỏng tài liệu; đảm bảo được tính bảo mật cao, phòng ngừa khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra. Bên cạnh đó, lưu trữ viên Cù Thị Hậu cho hay, nhờ số hóa dữ liệu mà những người thực hiện chính sách sẽ truy cập nhanh, phục vụ việc tra cứu, truy lục hồ sơ, trích xuất dữ liệu. Từ đó, giảm thời gian đi lại cho NCC, thân nhân NCC; đảm bảo cung cấp nhanh, chính xác các thông tin liên quan trong hồ sơ.

NGUYỄN VĂN TRANG

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng  (18/1/2019)  
Khối Thi đua Tham mưu - Tổng hợp tỉnh: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác an sinh xã hội  (16/1/2019)  
Mỹ Trinh - điểm sáng trong công tác dân vận  (15/1/2019)  
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng năm 2019  (15/1/2019)  
Công tác tổ chức đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam: Nhìn từ đại hội điểm cấp cơ sở  (15/1/2019)  
Tiếp tục hoàn thiện thể chế tuyển dụng, sử dụng công chức  (15/1/2019)  
Khối Thi đua Nội chính tỉnh: Phong trào thi đua nền nếp, có hiệu quả  (15/1/2019)  
“Chấm điểm” chất lượng sinh hoạt chi bộ  (14/1/2019)  
65 chỉ tiêu nâng ngạch lên chuyên viên chính năm 2018  (14/1/2019)  
Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức: Hướng đến hiệu quả thực chất  (13/1/2019)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Tuyển dụng công chức, viên chức
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang